Thứ Ba, 10 tháng 11, 2009

Sách về Đạo Phật:"Sư Matthieu và Diễn viên Richard Gere: Bàn về hạnh phúc" _ Phần 1

[Thaihabooks] Hai người, một tu sĩ và một ngôi sao điện ảnh: hai lối sống hoàn toàn khác nhau, vì vậy bạn nghĩ là họ có hai con đường đi đến hạnh phúc rất khác nhau. Nhưng diễn viên Richard Gere và nhà khoa học đồng thời là tu sĩ người Pháp Matthieu Ricard (Tác fgiả cuốn sách Bàn về hạnh phúc) lại có cùng chung một sự gắn bó mật thiết với đạo Phật và cả hai đồng ý rằng hạnh phúc không phụ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện.

Họ đã có một buổi nói chuyện thú vị và sâu sắc về bản chất thật sự của hạnh phúc ở New York.

Richard Gere: Trước hết xin Thầy cho biết xuất phát điểm của Thầy và những gì đã khiến Thầy trở thành tu sĩ như ngày hôm nay.

Ngôi sao điện ảnh Richard Gere

Matthieu Ricard: Tôi chỉ là một người bình thường nhưng có may mắn đã gặp được một số người thuộc nhiều thành phần khác nhau trong xã hội đã truyền cảm hứng cho tôi. Nhờ đó mà tôi hiểu rõ được một con người tốt là người như thế nào và điều gì không nhất thiết có liên quan đến việc làm một người tốt.

Vì bố tôi là một triết gia nên nhiều nhà trí thức lớn của Paris thường đến dùng bữa với gia đình chúng tôi. Cũng có nhiều hoạ sĩ đến nhà chúng tôi chơi vì mẹ tôi là hoạ sĩ.

Hồi còn đi học, tôi mong muốn trở thành vừa là một nhà khoa học vừa là một nhạc sĩ. Năm 16 tuổi, tôi đã có dịp ăn trưa với Stravinsky (lgor Stravinsky – nhà soạn nhạc nổi tiếng người Nga 1882-1971 – chú thích của ND). Sếp của tôi ở Viện Pasteur là người đã được giải Nobel về Y học.

Điều thú vị nhất là tôi đã thấy được không có sự tương quan nào giữa nét đặc biệt của một người và thiên tài của họ. Bạn có thể là một người chơi dương cầm tuyệt vời nhưng người ta thấy khổ sở khi gần gũi với bạn. Bạn có thể là một người làm vườn ngoại hạng nhưng không ai chịu đựng được bạn. Có thể bạn là một nhà tư tưởng nhưng lại là người ác độc đối với những người trong gia đình mình.

Hình như không có chút tương quan nào hết giữa thiên tài của một người và nét đặc biệt hằng ngày của người ấy. Tôi có thể thích chơi cờ giỏi như Bobby Fischer nhưng tôi không thích giống như Bobby Fischer. Tôi đã có được một nhận thức quan trọng và mới mẻ về hiện tượng này khi tôi di Ấn Độ vào năm 1967, ở đây tôi đã gặp được nhiều người rất đặc biệt.

Sư Matthieu Ricard

Richard Gere: Điều gì đã khiến Thầy đi Himalayas lần đầu tiên?

Matthieu Ricard: Hồi đó tôi có xem một phim tài liệu nhan đề là “Thông điệp của người Tây Tạng” của một nhà làm phim người Pháp tên là Arnaud Desjardins. Nhà làm phim này đã từng ở Himalayas 6 tháng và đã quay phim tất cả những vị đại sư Tây Tạng đang ở tại Ấn Độ. Ở phần cuối có 10 phút hoàn toàn không có âm thanh cuốn phim cho thấy hết khuôn mặt này đến khuôn mặt khác của những con người vĩ đại đó.

Tôi hết sức ngạc nhiên về nét đặc biệt của họ. Mỗi người mỗi vẻ, vài người có mũi to, vài người tươi cười, vài người trông nghiêm nghị. Nhưng tất cả các vị đó có những nét riêng rất đặc biệt. Họ cho thấy những nét đặc biệt của con người mà tôi rất mong ước mình có được. Những nét đó hoàn toàn khác với những con người có thiên tài mà tôi đã từng tiếp xúc. Đó chính là điều đã gây cảm hứng cho tôi khiến tôi quyết định đi Ấn Độ lần đầu tiên.

Và rồi tôi đã được gặp tận mặt các đại sư ấy. Tôi thấy họ có một sức mạnh, thứ sức mạnh không làm cho bạn cảm thấy bị áp lực hoặc mặc cảm thấy thấp kém gì cả. Đó là thứ sức mạnh tạo nguồn cảm hứng cho bạn. Từ nơi họ toát ra sự nhân hậu. Bỗng nhiên tôi có ý nghĩ rằng nếu tôi có thể trở thành một người như họ, thì tôi đã làm được một việc rất lớn lao trong kiếp này.

(Còn nữa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét